Văn hóa Oudômxai

Lễ hội Baci là lễ hội chính trước khi Phật giáo bám rễ vào Lào, đó là nghi lễ linh hồn dùng để kỷ niệm các sự kiện cũng như những dịp quan trọng, như sinh đẻ, kết hôn hay vào chùa tu, khởi hành, trở về, năm mới, đón tiếp, mua bán tài sản lớn v.v. Lễ hội này đặc biệt quan trọng với các nhóm dân tộc vùng núi phía bắc Lào tại tỉnh Oudômxai, và hiện nay nó trở thành quốc lễ tại Lào cũng như nước láng giềng Thái Lan. Đó là một lễ hội văn hóa truyền thống trong đó sau khi cầu nguyện cho Đức Phật, nhóm những người quan trọng trong buổi lễ sẽ buộc một sợi chỉ màu trắng (tượng trưng cho sự tinh khiết) hoặc chuỗi xâu trên cổ tay của những người xung quanh họ để cầu cho sức khỏe, tránh khỏi bệnh tật và may mắn đến với họ. Buổi lễ được tổ chức như là một phần của lễ hội hôn nhân hoặc bất kỳ dịp may mắn nào trong gia đình khi các thành viên trong gia đình gặp nhau. Các sợi chỉ này có thể tháo ra sau ba ngày từ khi buộc.

Tập tục này bắt nguồn từ niềm tin trong quá khứ rằng Baci là lời nguyện để đồng bộ hóa hoạt động của 32 cơ quan trong cơ thể con người còn gọi là kwan (KWA-ang) với các linh hồn hay các thành phần của linh hồn. Nó tương tự như việc thiết lập mối liên hệ xã hội và gia đình để duy trì "sự cân bằng và hòa hợp với cá nhân và cộng đồng, nó được tiến hành theo tập tục gốc ở Lào, và là một minh chứng cho sự tồn tại của con người".